Đường Hạnh Phúc - Quốc lộ 4C

Ngày đăng: 25/07/2022 - 0 - lượt xem

Tổng chiều dài toàn tuyến đường là 185km, điểm đầu tại cầu Gadie (Gạc Đì) thành phố Hà Giang, điểm cuối là huyện Mèo Vạc. Khởi công ngày 10/09/1959 và hoàn thành ngày 10/03/1965.

Quốc Lộ 4C xuất phát từ cầu Gacdie (Gạc Đì), Thành phố Hà Giang tới cao nguyên đá Đồng Văn, hay còn gọi là Con đường Hạnh Phúc.

Thực hiện chủ chương trương của Trung Ương Đảng, chỉ đạo của Khu ủy Tự Trị Việt Bắc, tỉnh Hà Giang tổ chức mở đường Hạnh Phúc, Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc (nay là quốc lộ 4C). Tổng chiều dài toàn tuyến đường là 185km, điểm đầu tại cầu Gadie (Gạc Đì) thành phố Hà Giang, điểm cuối là huyện Mèo Vạc. Con đường được khởi công ngày 10/09/1959 và hoàn thành ngày 10/03/1965.

Tham gia mở đường gồm cán bộ, công nhân, dân công các dân tộc tỉnh Hà Giang và hơn 1.500 thanh niên xung phong các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nam Định, Hải Dương. Toàn bộ tuyến đường được thi công bằng sức người và dụng cụ thô sơ như: Cuốc, xẻng, xà beng, búa tạ.... trong điều kiện rất khó khăn, thiếu lương thực, nước uống, cùng khí hậu khắc nhiệt của vùng cao.

Quá trình xây dựng và hoàn thành đoạn đường Đồng Văn - Mèo Vạc rất khó khăn, nguy hiểm do địa hình hoeemr trở, quanh co uốn khúc, một bên là vực thẳm, một bên là núi đá cao. Bản chỉ huy công trường phải lập ra" Đội dũng cảm" với 30 thanh niên đủ sức khỏe để thi công đoạn Mã Pì Lèng và trang bị tới hai tấn dây thừng dùng để căng treo người ở vách núi đá. Hàng ngày, lực lượng công nhân trong "Đội Dũng Cảm" phải treo mình trên vách đá trong 8 tiêng để đục lỗ choòng, khoan phá từng centimet đá hoàn toàn bằng tay và dụng cụ thủ công để mở đường với hơn 11 tháng làm việc.

Trong khi làm nhiệm vụ mở đường đã có 14 thanh niên xung phong hi sinh. Nghĩa trang Liệt sĩ Thanh Niên xung phong yên Minh được xây dựng ngay sau khi con đường Hạnh Phúc hoàn thành (tháng 3/1965). Đây không chỉ là nơi yên nghỉ của các Liệt sĩ thanh niên xung phong mở đường Hạnh Phúc, mà còn là nơi tôn vinh, biểu tượng cho sức mạnh và ý chí của người Việt Nam, trở thành điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đến với vẻ đẹp tự nhiên và ý nghĩa thiêng liêng của nó. Đó cũng là nơi thể hiện lòng thành kính với các chiến sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp xây dựng đất nước.

Con đường Hạnh Phúc là một trong những đoạn đường đèo mang vẻ đẹp độc đáo của Hà Giang, ngoài là cầu nối giao thương, kết nối miền xuôi với miền ngược. Chuyến xe đầu tiên của Hà Giang lên Đồng Văn - Mèo Vạc trên con đường Hạnh Phúc chở theo muối, dầu, gạo cho đồng bảo và sách vở cho học sinh. Hiện nay, đường đã được cải tạo và mở rộng, mặt đường trải nhựa, chất lượng đường tốt hơn, đi lại thuận lợi hơn.

Con đường Hạnh Phúc là tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa lớn về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng ở vùng biên giới địa đầu Tổ Quốc, giúp người dân vùng cao thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, sống tách biệt với bên ngoài. Từ khi có con đường Hạnh Phúc, đời sống kinh tế xã hội của người dân được thay đổi và ngày càng phát triển, trở thành tuyến đường ưa thích của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến Hà Giang và cao nguyên đá Đồng Văn.

 

Các bài viết cùng chuyên mục

Lăng Bác (Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh)

Lăng Bác (Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh)

Lăng Bác (hay còn có tên gọi khác là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) – là nơi an nghỉ và lưu giữ thi hài của Bác Hồ.

Du Lịch Hà Giang

Du Lịch Hà Giang

Hà Giang là tỉnh ở địa đầu Tổ Quốc Việt Nam, nơi tiếp giáp giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc - Tây Bắc, giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây.

Chính thức xuất hiện điểm check in Cây ngân hạnh mới toanh tại Sapa

Chính thức xuất hiện điểm check in Cây ngân hạnh mới toanh tại Sapa

Du lịch Sapa mùa nào cũng đẹp, thời điểm tháng 12 du khách không chỉ được săn mây, ngắm hoa mai anh đào mà còn chìm trong sắc đẹp vàng óng ả của cây ngân hạnh

0964353355
Zalo ChatZalo Chat
Facebook MessengerFacebook Messenger
Youtube
Gửi Email
{"nalias":"duong-hanh-phuc-quoc-lo-4c","lang":"2","cattype":"0","catid":"31","catroot":"12","link":"1","UrlEngine":"UrlNewsEngine","site":"1"}