Du lịch Bình Thuận: Lộng lẫy sắc màu của đá
Ngày đăng: 24/11/2020 - 6567 - lượt xem Biển xanh, bờ cát trắng pha lẫn với các viên đá, sỏi đủ màu sắc, hình dạng, cứ như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đủ sắc
Những viên ngọc của đất trời
Biển La Gàn (Bình Thạnh) tĩnh lặng, xanh trong miên man xa tít tận chân trời sau cơn bão số 9 đi qua. Những viên đá cuội được tắm mát sau cơn mưa càng tươi tắn sắc nâu, tím, vàng, xanh, trắng… lung linh dưới những đợt sóng và ánh nắng mặt trời. Nhặt viên đá xinh xinh xếp hình chữ S, tôi lại nhớ đến những con người tâm huyết của làng biển La Gàn đã “thổi hồn” vào đá, để những viên đá cuội nằm im lặng giữa hoang vắng, thinh không của đất trời lại “bay xa” khắp mọi miền đất nước, lan tỏa khắp 5 châu.
Về thăm Bình Thạnh, lần giở những trang sử sách mới hiểu vùng đất này được tạo lập vào khoảng năm 1692, thời hậu Lê, với ý nghĩa là bình an và thịnh vượng. Đến Minh Mạng lục niên (1825), Bình Thạnh có tên là La Gàn, sau này Pháp còn gọi là Lagar. Ngôi làng mệnh danh “địa linh nhân kiệt” này không chỉ có rất nhiều điều độc đáo về danh lam thắng cảnh mà còn có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa đặc sắc, đã đi cùng đời sống cư dân trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Và làng cổ La Gàn là một trong những dấu tích xưa còn lưu lại trong hành trình mở cõi của các bậc tiền nhân. Từ đây, biển bạc được khai phá, vườn rẫy được mở mang, xóm làng được xây dựng, hình thành một tiền đồn vững chắc cho vùng đất cách mạng được bình an. Chỉ riêng bãi đá bảy màu (người dân thường gọi là bãi đá Cà Dược) cũng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bao người, thắp lên ký ức tuổi thơ đầy khát vọng. Bởi thuở thiếu thời, ai cũng đã từng nhặt, nâng niu từng viên đá nhỏ với vô số hình hài, màu sắc kỳ lạ đặt trên bàn học, tạo hình “bộ sưu tập đá” cho riêng mình. Có những đêm mưa bão, những ngày biển động ầm ào nhưng bước chân trên bãi đá, vẫn cảm giác bình yên đến lạ. Cổ thạch có nghĩa đá xưa. Cái tên này không biết có từ khi nào, có lẽ do những bậc tiền nhân hay đi du ngoạn sơn thủy khai sinh chăng?
Ông Phạm Quang Pháp, một cựu chiến binh ở Bình Thạnh, giờ đã đi xa, nhưng những tác phẩm bằng đá của ông để lại vẫn sống mãi với thời gian. Sinh thời, ông Pháp vẫn thường đi dọc bãi đá biển Cà Dược, nhìn ánh nắng chiếu vào đá, phản xạ màu sắc để rồi tìm những viên đá có nhiều hình thù kỳ lạ, bí ẩn nhặt đem về. Và, dưới bàn tay, con mắt cùng trí tưởng tượng của ông, những viên đá vô tri vô giác tưởng như không ai chú ý trở nên có hồn, ghép thành những bài thơ chữ Hán như Tự miễn, Vọng nguyệt... trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ, những hình ảnh Khuê Văn Các, chùa Một Cột của thủ đô Hà Nội… Ở góc làng, căn nhà nhỏ hướng mặt ra biển xanh giống như “bảo tàng đá” của ông Pháp đã trở thành nơi du khách mọi miền đất nước đến tham quan, khám phá, thưởng lãm những tác phẩm đá có một không hai.
Trong nhiều “cây đại thụ” ở xã Bình Thạnh, thì ông Nguyễn Phú Đức là người có rất nhiều đóng góp, trực tiếp sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn nhiều sử sách cho vùng đất Bình Thạnh. Chính ông đã dày công ghi chép “lịch sử” của bãi đá này, để lại cho hậu thế những tư liệu vô cùng quý giá. Giờ ở tuổi 88, chân ông không thể bước đi trên bãi đá như trước nữa nhưng mỗi khi nhắc đến bãi đá ông lại như trở về với cái thời trai trẻ, được chạy nhảy, lăn lê trên những viên đá cuội quê nhà. Ông Đức kể, không ai biết bãi đá có từ khi nào, thế nhưng lại có những truyền thuyết ly kỳ về sự ra đời của “bãi đá Cà Dược”. Thời thuộc Pháp (Triều Nguyễn 1802-1945) các nhà địa chất, khảo cổ học người Pháp như Mác Colani, Esaurin đã tới đây nghiên cứu và phát hiện một số di tích tiền sử và lịch sử. Theo giả thuyết của Esaurin thì cách đó hơn 4.000 năm, nước biển đã dâng cao hơn 4 mét, tạo nên thềm biển với những dải, tầng đá cuội từ chân chùa Hang vòng đến Mũi La Gàn. Qua hàng triệu năm, dòng nước mang đá cuội từ các sông núi về, khi băng qua eo biển này đụng vào đầu của dãy núi chùa Hang không vượt đi được nữa nên đã lắng đọng dần. Đây là cung bờ nằm ở phía đông các mũi đá có đoạn đường bờ tương đối thẳng xuôi theo hướng đông bắc – tây nam, chịu tác động mạnh của các ngọn gió từ biển thổi vào trên một cung bờ hẹp nên ảnh hưởng lớn đến sóng biển, hiện tượng chế độ nhật triều không đều và đặc biệt tác động của hiện tượng nước trồi hoạt động mạnh vào mùa hạ (gió mùa tây nam) đã tạo nên những lực đẩy các loại đá cuội kết từ đáy biển liên tục nhô lên và tạo thành bãi đá cuội ven bờ, tạo thành bãi đá Cà Dược.
Một truyền thuyết khá thú vị về bãi đá hướng tây nam, có dãy thạch đồ nhấp nhô, đen bóng nhìn từ xa trông giống những cung điện, thành quách nguy nga, bao quanh khối đá này là bãi cát vàng lóng lánh mà người dân hay gọi là bãi Tiên. Bãi Tiên xưa kia chính là nơi tắm và ca hát của những nàng tiên lộng lẫy. Dưới chân thạch cung có một hang động ăn sâu vào núi, thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Cổ Thạch. Biển bãi đá Cà Dược rất đẹp, có nhiều sản vật cá, tôm, cua, sò, góp phần nuôi lớn bao thế hệ cư dân làng biển. Nơi đây, xuất hiện rất nhiều đàn cá lớn kéo vào bãi đá ngập tràn sóng biển để nô đùa, vùng vẫy. Ngư dân cứ thế mà quăng lưới bắt cá…
Vẫn vẹn nguyên một tình yêu với… đ
Tôi còn nhớ năm 2007, khi Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbook) công nhận kỷ lục guinness bãi đá 7 màu của Bình Thạnh, nằm trong tốp 13 bãi đá đẹp nhất trên Việt Nam thì du khách khắp mọi nơi hối hả tìm về. Các địa danh như chùa Cổ Thạch, đình Bình An, lăng Ông Nam Hải, Đồi Cát vàng, Đồi Dương, Gềnh Son… lại trở thành điểm kết nối trong chuyến hành trình khám phá vùng đất nắng gió Tuy Phong. Du lịch Tuy Phong từ đó mà “cất cánh”, giống như hiện tượng nhật thực toàn phần khám phá ra làng chài hoang sơ Mũi Né.
Bao năm qua, bãi đá bảy màu đón hàng triệu du khách. Ai cũng muốn tự tay mình nhặt lên những viên đá cuội xinh xắn mà ngắm nghía, trầm trồ. Bãi đá có chiều dài khoảng 1,5 km, chiều rộng khoảng 200 - 250 m, chiều dày trung bình 1,8 m, với trữ lượng khoảng 243.900 m3, nằm sát bờ biển có những viên sỏi dẹp, tròn, vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi... Kỳ lạ hơn, mỗi viên đá cuội đều có sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam… lại có viên đỏ như máu, vàng như ánh mặt trời, xanh như màu xanh ngọc bích của nước biển. Không những thế, mỗi viên đều có đường vân, hoa văn do dòng chảy của ngàn năm bào thành. Ánh nắng chiếu thẳng vào bãi đá bảy màu làm hắt lên những gam màu kỳ lạ, huyền ảo như sắc cầu vồng. Bình minh hay hoàng hôn, dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu lung linh, lột xác thành kho trân châu, ngọc quý.
Trong khung cảnh hoang sơ này, còn nhiều mỏm đá vô hình vạn trạng nằm giữa lòng biển tạo cảm giác tò mò và gây hứng thú cho nhiều du khách khi đến nơi đây, nổi bật có các mõm đá hình con voi, hình dạng con đà điểu… nằm sừng sững, bao quanh là lớp sỏi đủ màu sắc phản chiếu lên mặt biển Cổ Thạch tạo lên bức tranh quyến rũ lòng người. Vẫn lưu giữ nét đẹp hoang sơ của vùng biển La Gàn đặc trưng với biển xanh trong và bãi đá diệu kỳ, là chốn đến lý tưởng cho những cuộc tụ hội liên hoan, sinh hoạt dã ngoại hay là điểm hò hẹn của những cặp tình nhân, chụp ảnh cưới của đôi uyên ương, nơi thể hiện tài năng của những “tay săn ảnh” mang trong mình niềm đam mê biển cả, tình yêu với đá...
Hôm tha thẩn ở bãi đá bảy màu dưới ánh chiều sắp tắt, tôi gặp chị Nguyễn Thị Ánh (43 tuổi), một du khách TP. Hồ Chí Minh vẫn bịn rịn chưa muốn rời xa bãi đá. Chị bảo, thả chân trần êm êm trên từng bãi đá, cho bàn chân áp vào từng viên đá, ngâm chân vào làn nước mát lạnh của nước biển sẽ cho bạn những phút giây thư giãn tuyệt vời. Đi mỏi bạn có thể thử ngả lưng trên bãi đá này, nhắm mắt lại nghe sóng ru bên tai, những con sóng khi lặng im khi cồn cào như hát lời tự tình ngàn năm với biển.
Bãi đá bảy màu tồn lưu vẻ đẹp và những điều kỳ lạ vẫn chưa được thế nhân giải mã trọn vẹn. Những bí ẩn của tự nhiên và bàn tay tuyệt tác của tạo hóa đã tô điểm dung nhan cho hàng triệu triệu viên đá nơi đây muôn vàn sắc màu và hình thù kỳ lạ. “Món quà” quý giá của thiên nhiên ban tặng được người Tuy Phong trân trọng, nâng niu, để những viên đá cuội luôn óng ánh sắc màu tươi mới, gợi bao nỗi nhớ nhung trong lòng du khách phương xa…
Những viên ngọc của đất trời
Biển La Gàn (Bình Thạnh) tĩnh lặng, xanh trong miên man xa tít tận chân trời sau cơn bão số 9 đi qua. Những viên đá cuội được tắm mát sau cơn mưa càng tươi tắn sắc nâu, tím, vàng, xanh, trắng… lung linh dưới những đợt sóng và ánh nắng mặt trời. Nhặt viên đá xinh xinh xếp hình chữ S, tôi lại nhớ đến những con người tâm huyết của làng biển La Gàn đã “thổi hồn” vào đá, để những viên đá cuội nằm im lặng giữa hoang vắng, thinh không của đất trời lại “bay xa” khắp mọi miền đất nước, lan tỏa khắp 5 châu.
Về thăm Bình Thạnh, lần giở những trang sử sách mới hiểu vùng đất này được tạo lập vào khoảng năm 1692, thời hậu Lê, với ý nghĩa là bình an và thịnh vượng. Đến Minh Mạng lục niên (1825), Bình Thạnh có tên là La Gàn, sau này Pháp còn gọi là Lagar. Ngôi làng mệnh danh “địa linh nhân kiệt” này không chỉ có rất nhiều điều độc đáo về danh lam thắng cảnh mà còn có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa đặc sắc, đã đi cùng đời sống cư dân trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Và làng cổ La Gàn là một trong những dấu tích xưa còn lưu lại trong hành trình mở cõi của các bậc tiền nhân. Từ đây, biển bạc được khai phá, vườn rẫy được mở mang, xóm làng được xây dựng, hình thành một tiền đồn vững chắc cho vùng đất cách mạng được bình an. Chỉ riêng bãi đá bảy màu (người dân thường gọi là bãi đá Cà Dược) cũng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bao người, thắp lên ký ức tuổi thơ đầy khát vọng. Bởi thuở thiếu thời, ai cũng đã từng nhặt, nâng niu từng viên đá nhỏ với vô số hình hài, màu sắc kỳ lạ đặt trên bàn học, tạo hình “bộ sưu tập đá” cho riêng mình. Có những đêm mưa bão, những ngày biển động ầm ào nhưng bước chân trên bãi đá, vẫn cảm giác bình yên đến lạ. Cổ thạch có nghĩa đá xưa. Cái tên này không biết có từ khi nào, có lẽ do những bậc tiền nhân hay đi du ngoạn sơn thủy khai sinh chăng?
Ông Phạm Quang Pháp, một cựu chiến binh ở Bình Thạnh, giờ đã đi xa, nhưng những tác phẩm bằng đá của ông để lại vẫn sống mãi với thời gian. Sinh thời, ông Pháp vẫn thường đi dọc bãi đá biển Cà Dược, nhìn ánh nắng chiếu vào đá, phản xạ màu sắc để rồi tìm những viên đá có nhiều hình thù kỳ lạ, bí ẩn nhặt đem về. Và, dưới bàn tay, con mắt cùng trí tưởng tượng của ông, những viên đá vô tri vô giác tưởng như không ai chú ý trở nên có hồn, ghép thành những bài thơ chữ Hán như Tự miễn, Vọng nguyệt... trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ, những hình ảnh Khuê Văn Các, chùa Một Cột của thủ đô Hà Nội… Ở góc làng, căn nhà nhỏ hướng mặt ra biển xanh giống như “bảo tàng đá” của ông Pháp đã trở thành nơi du khách mọi miền đất nước đến tham quan, khám phá, thưởng lãm những tác phẩm đá có một không hai.
Trong nhiều “cây đại thụ” ở xã Bình Thạnh, thì ông Nguyễn Phú Đức là người có rất nhiều đóng góp, trực tiếp sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn nhiều sử sách cho vùng đất Bình Thạnh. Chính ông đã dày công ghi chép “lịch sử” của bãi đá này, để lại cho hậu thế những tư liệu vô cùng quý giá. Giờ ở tuổi 88, chân ông không thể bước đi trên bãi đá như trước nữa nhưng mỗi khi nhắc đến bãi đá ông lại như trở về với cái thời trai trẻ, được chạy nhảy, lăn lê trên những viên đá cuội quê nhà. Ông Đức kể, không ai biết bãi đá có từ khi nào, thế nhưng lại có những truyền thuyết ly kỳ về sự ra đời của “bãi đá Cà Dược”. Thời thuộc Pháp (Triều Nguyễn 1802-1945) các nhà địa chất, khảo cổ học người Pháp như Mác Colani, Esaurin đã tới đây nghiên cứu và phát hiện một số di tích tiền sử và lịch sử. Theo giả thuyết của Esaurin thì cách đó hơn 4.000 năm, nước biển đã dâng cao hơn 4 mét, tạo nên thềm biển với những dải, tầng đá cuội từ chân chùa Hang vòng đến Mũi La Gàn. Qua hàng triệu năm, dòng nước mang đá cuội từ các sông núi về, khi băng qua eo biển này đụng vào đầu của dãy núi chùa Hang không vượt đi được nữa nên đã lắng đọng dần. Đây là cung bờ nằm ở phía đông các mũi đá có đoạn đường bờ tương đối thẳng xuôi theo hướng đông bắc – tây nam, chịu tác động mạnh của các ngọn gió từ biển thổi vào trên một cung bờ hẹp nên ảnh hưởng lớn đến sóng biển, hiện tượng chế độ nhật triều không đều và đặc biệt tác động của hiện tượng nước trồi hoạt động mạnh vào mùa hạ (gió mùa tây nam) đã tạo nên những lực đẩy các loại đá cuội kết từ đáy biển liên tục nhô lên và tạo thành bãi đá cuội ven bờ, tạo thành bãi đá Cà Dược.
Một truyền thuyết khá thú vị về bãi đá hướng tây nam, có dãy thạch đồ nhấp nhô, đen bóng nhìn từ xa trông giống những cung điện, thành quách nguy nga, bao quanh khối đá này là bãi cát vàng lóng lánh mà người dân hay gọi là bãi Tiên. Bãi Tiên xưa kia chính là nơi tắm và ca hát của những nàng tiên lộng lẫy. Dưới chân thạch cung có một hang động ăn sâu vào núi, thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Cổ Thạch. Biển bãi đá Cà Dược rất đẹp, có nhiều sản vật cá, tôm, cua, sò, góp phần nuôi lớn bao thế hệ cư dân làng biển. Nơi đây, xuất hiện rất nhiều đàn cá lớn kéo vào bãi đá ngập tràn sóng biển để nô đùa, vùng vẫy. Ngư dân cứ thế mà quăng lưới bắt cá…
Vẫn vẹn nguyên một tình yêu với… đá
Tôi còn nhớ năm 2007, khi Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbook) công nhận kỷ lục guinness bãi đá 7 màu của Bình Thạnh, nằm trong tốp 13 bãi đá đẹp nhất trên Việt Nam thì du khách khắp mọi nơi hối hả tìm về. Các địa danh như chùa Cổ Thạch, đình Bình An, lăng Ông Nam Hải, Đồi Cát vàng, Đồi Dương, Gềnh Son… lại trở thành điểm kết nối trong chuyến hành trình khám phá vùng đất nắng gió Tuy Phong. Du lịch Tuy Phong từ đó mà “cất cánh”, giống như hiện tượng nhật thực toàn phần khám phá ra làng chài hoang sơ Mũi Né.
Bao năm qua, bãi đá bảy màu đón hàng triệu du khách. Ai cũng muốn tự tay mình nhặt lên những viên đá cuội xinh xắn mà ngắm nghía, trầm trồ. Bãi đá có chiều dài khoảng 1,5 km, chiều rộng khoảng 200 - 250 m, chiều dày trung bình 1,8 m, với trữ lượng khoảng 243.900 m3, nằm sát bờ biển có những viên sỏi dẹp, tròn, vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi... Kỳ lạ hơn, mỗi viên đá cuội đều có sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam… lại có viên đỏ như máu, vàng như ánh mặt trời, xanh như màu xanh ngọc bích của nước biển. Không những thế, mỗi viên đều có đường vân, hoa văn do dòng chảy của ngàn năm bào thành. Ánh nắng chiếu thẳng vào bãi đá bảy màu làm hắt lên những gam màu kỳ lạ, huyền ảo như sắc cầu vồng. Bình minh hay hoàng hôn, dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu lung linh, lột xác thành kho trân châu, ngọc quý.
Trong khung cảnh hoang sơ này, còn nhiều mỏm đá vô hình vạn trạng nằm giữa lòng biển tạo cảm giác tò mò và gây hứng thú cho nhiều du khách khi đến nơi đây, nổi bật có các mõm đá hình con voi, hình dạng con đà điểu… nằm sừng sững, bao quanh là lớp sỏi đủ màu sắc phản chiếu lên mặt biển Cổ Thạch tạo lên bức tranh quyến rũ lòng người. Vẫn lưu giữ nét đẹp hoang sơ của vùng biển La Gàn đặc trưng với biển xanh trong và bãi đá diệu kỳ, là chốn đến lý tưởng cho những cuộc tụ hội liên hoan, sinh hoạt dã ngoại hay là điểm hò hẹn của những cặp tình nhân, chụp ảnh cưới của đôi uyên ương, nơi thể hiện tài năng của những “tay săn ảnh” mang trong mình niềm đam mê biển cả, tình yêu với đá...
Hôm tha thẩn ở bãi đá bảy màu dưới ánh chiều sắp tắt, tôi gặp chị Nguyễn Thị Ánh (43 tuổi), một du khách TP. Hồ Chí Minh vẫn bịn rịn chưa muốn rời xa bãi đá. Chị bảo, thả chân trần êm êm trên từng bãi đá, cho bàn chân áp vào từng viên đá, ngâm chân vào làn nước mát lạnh của nước biển sẽ cho bạn những phút giây thư giãn tuyệt vời. Đi mỏi bạn có thể thử ngả lưng trên bãi đá này, nhắm mắt lại nghe sóng ru bên tai, những con sóng khi lặng im khi cồn cào như hát lời tự tình ngàn năm với biển.
Bãi đá bảy màu tồn lưu vẻ đẹp và những điều kỳ lạ vẫn chưa được thế nhân giải mã trọn vẹn. Những bí ẩn của tự nhiên và bàn tay tuyệt tác của tạo hóa đã tô điểm dung nhan cho hàng triệu triệu viên đá nơi đây muôn vàn sắc màu và hình thù kỳ lạ. “Món quà” quý giá của thiên nhiên ban tặng được người Tuy Phong trân trọng, nâng niu, để những viên đá cuội luôn óng ánh sắc màu tươi mới, gợi bao nỗi nhớ nhung trong lòng du khách phương xa…
Các bài viết cùng chuyên mục
Đằng Xung (腾冲市/Tengchong) là một thành phố cấp huyện thuộc địa cấp thị Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cáp Nhĩ Tân hay còn được gọi là Thành phố băng giá, Moscow phương Đông, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang ở phía đông bắc Trung Quốc. Mệnh danh “Ngọc trai trên cổ thiên nga”.
Hắc Long Giang Trung Quốc bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh kỳ diệu của băng tuyết vào mùa đông, nổi tiếng với Lễ hội Băng đăng quốc tế ở Cáp Nhĩ Tân