Xây dựng thương hiệu Quốc gia cho Du lịch văn hóa Việt Nam
Những mục tiêu đề ra trong dự thảo Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa đang được Tổng cục Du lịch lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan.
Phấn đấu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20% trong tổng số khoảng 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.
Đó là một trong những mục tiêu đề ra trong dự thảo Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa đang được Tổng cục Du lịch lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa nằm trong Kế hoạch của ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là yêu cầu đối với lĩnh vực du lịch văn hóa phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm du lịch. Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là việc làm thực sự cần thiết nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đề án được Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam cùng với việc đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam. Cùng với đó là định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam và giải pháp triển khai, cách tổ chức thực hiện.
Cụ thể, thương hiệu du lịch quốc gia về du lịch văn hóa sẽ tập trung phát triển trên 2 lĩnh vực có thế mạnh gồm ẩm thực và di sản. Qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường ưa chuộng.
Mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20% trong tổng số khoảng 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.
Nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam gồm: Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực và Đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.
Dự thảo cũng nêu những giải pháp triển khai du lịch văn hóa như: giải pháp về nghiên cứu và dự báo; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về thương mại, truyền thông; giải pháp đầu tư, tài chính ứng dụng…
Theo Báo Chính Phủ
Thông tin Quý khách cần tư vấn hoặc tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH du lịch & phát triển thương mại Quốc Tế Việt
Địa chỉ: 158 Phan Kế Bính - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 024.37.369.369 - Đường dây nóng: 0962.88.76.76
Email: info@vitravel.vn, visa@vitravel.vn
Website: vitravel.com.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Tư Mã Đài được mệnh danh đoạn Trường thành nguy hiểm nhất, vì hai bên là núi đá dựng đứng.
Vạn Lý Trường Thành là một trong những kỳ quan của thế giới. Trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, kéo dài hơn 10.000 km, từ đó có cái tên Vạn Lý Trường Thành.
Đến Vạn Lý Trường Thành nhất định phải đến 4 điểm thăm quan sau
“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” nghĩa là chưa đến Vạn Lý Trường Thành thì chưa phải là hảo hán, đây là câu nói được lưu truyền từ xa xưa của người Trung Quốc.
Hội chợ CANTON FAIR 134th
Hội chợ Canton Fair – Hội chợ Thương mại Quốc tế lớn nhất Trung Quốc, do bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức một năm 2 kỳ vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm tại thành phố Quảng Châu